class="page_speed_214095242"
data-ad-client="ca-pub-4327643279540520"
data-ad-slot="4293306024"
data-ad-format="auto"
data-full-width-responsive="true">
class="page_speed_1558957534"
data-ad-client="ca-pub-4327643279540520"
data-ad-slot="4293306024"
data-ad-format="auto"
data-full-width-responsive="true">
Bánh gio hay bánh tro là món bánh truyền thống của người Việt. Bánh có vị lạt, mát dịu, thoảng thoang mùi tro vôi, mới ăn hơi lạ miệng sẽ là món ăn chống ngấy, dễ tiêu cho ngày Tết.
- Trổ tài làm bánh cam hạnh nhân ngon ngất ngây
- Học làm kem chuối vị trà xanh ngon tuyệt cú mèo
- Cách làm bánh trôi Hàn Quốc đẹp mắt
- Cách làm Sangria dâu lựu cực sang trọng
- Tự làm pancake táo xốp mềm cho bữa sáng ngon miệng
Nguyên liệu làm bánh gio:
– Gạo nếp: 500g
– Đỗ xanh đã bỏ vỏ: 100g
– Đường, muối, nước tro hoặc nước tro tàu
– Lá dong loại nhỏ
– Dây lạt
Cách làm bánh gio:
Bước 1:
-Gạo nếp bạn vo đãi nhiều lần cho thật sạch sau đó ngâm vào xoong nước lạnh to có hòa 1 nước muối, thời gian ngâm lần 1 là 5-6h.
Bước 2:
class="page_speed_1558957534"
data-ad-client="ca-pub-4327643279540520"
data-ad-slot="4293306024"
data-ad-format="auto"
data-full-width-responsive="true">
– Để làm nước gio, bạn lấy cây thạp nhạp (là loại cây mọc trên rừng, rất phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc) cùng với quả của cây xoan mang về đốt thành tàn tro. Sau đó, lọc lấy phần nước. Tuy nhiên, bạn có thể mua sẵn nước tro làm sẵn. Bạn có thể pha nước tro với tỉ lệ như sau: 1 thìa canh nước tro thì pha với 1 lít nước lọc.
– Sau khi đã ngâm nước muối, bạn cho gạo nếp ngâm với nước tro theo tỉ lên trên trong 22h.
– Bạn có thể kiểm tra gạo nếp đã ngấm đủ hay chưa bằng cách lấy hạt gạo nếp đặt vào giữa 2 ngón tay cái và ngón trỏ, ấn nhẹ, nếu thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì tức là có thể làm bánh.
– Trong trường hợp bạn ngâm gạo nếp với nước tro bạn cần xả lại nhiều lần với nước lọc cho thật sạch rồi xóc thêm muối để ra rổ cho ráo nước. Còn nếu ngâm với nước tro tàu, sau khi ngâm bạn chỉ cần đổ ra rổ cho gạo ráo nước.
Bước 3:
class="page_speed_214095242"
data-ad-client="ca-pub-4327643279540520"
data-ad-slot="4293306024"
data-ad-format="auto"
data-full-width-responsive="true">
-Đun 1 nồi nước lớn, cho lá dong vào chần kỹ để mất bớt chất diệp lục trong lá. Sau đó mang rửa sạch, để ráo nước.
class="page_speed_1558957534"
data-ad-client="ca-pub-4327643279540520"
data-ad-slot="4293306024"
data-ad-format="auto"
data-full-width-responsive="true">
Bước 4:
– Xếp hai chiếc lá lên một mặt phẳng, úp phần mặt phải của lá xuống. Múc 2 thìa súp gạo dàn đều lên lá. Sau đó bạn cuộn lá lại, gấp phần lá thừa hướng trong, dùng dây buộc suốt chiều dài của bánh. Lần lượt gói cho tới khi hết gạo.
Bước 5:
– Bánh gio gói xong bạn xếp vào nồi sạch, lưu ý là nồi không được dính dầu mỡ bởi nếu có dầu mỡ sẽ khiến bánh không thể chín được. Đổ ngập nước và luộc trong khoảng 2 – 2,5 giờ là bánh đã nhừ. Khi thấy nước cạn bạn có thể chế thêm nước vào đề nồi bánh không bị hết nước.
– Khi bánh chín thì xả dưới vòi nước lạnh sau đó treo lên chỗ thoáng mát.
Bước 6: Làm mật mía chấm bánh gio:
– Bạn có thể cho đường trắng vào chảo nóng, đun nhỏ lửa cho đến khi đường chảy thành nước màu vàng cánh gián, đường tan hoàn toàn, đường trở thành nước đặc, quánh lại là được.
– Đơn giản hơn thì bạn chỉ cần chấm bánh gio với đường trắng cũng rất ngon.
Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro. Hãy cùng thưởng thức hương vị truyền thống Việt với những chiếc bánh gio cổ truyền này nhé!
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh gio này cùng BlogLamBanh.com nhé!!!
class="page_speed_1558957534"
data-ad-client="ca-pub-4327643279540520"
data-ad-slot="4293306024"
data-ad-format="auto"
data-full-width-responsive="true">