Các nhà khoa học vừa khám phá ra một hỗn hợp hoá chất trong não đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên sự lãng mạn của những đôi uyên ương và sự hấp dẫn mãnh liệt ở giới nam – nữ. Đó thực sự là điều mà mọi người gọi là tình yêu.
Yêu là chết, vẫn yêu
Tại sao một đối lượng nào đó dù chỉ là lần gặp gỡ đầu tiên đã “hớp” hồn ta? Tại sao người ta luôn tìm kiếm sự lãng mạn của nhau? Tại sao có người chỉ yêu duy nhất một người đến trọn đời? Muôn vàn câu hỏi tại sao vẫn chưa có lời đáp, vì nếu đã có đáp số thì người ta đã biết tình yêu là gì và sẽ chẳng còn ai lao vào tìm tình yêu nữa!
Nhà nhân loại thuộc ĐH Rutgers ở New York (Mỹ) – Helen Fisher đã dành thời gian hơn 10 năm để nghiên cứu về những con đường hoá học của tình yêu ở mọi hình thức biểu lộ của nó: thèm khát lẫn nhau, lãng mạn, ôm ấp, giận hờn và ghen tuông.
“Người nữ thường sử dụng những cảm giác vô thức của mình để quyết định xem liệu anh chàng nào đó có phù hợp vời mình hay không? Nếu anh ta thiếu can đảm và cứng nhắc thì cô ta sẽ không thấy hứng thú vì cho rằng anh chàng này không thể nào là ông chồng tốt trong tương lai. Các nhà khoa học tin rằng chính điều này đã giúp phái nữ biết phân biệt đâu là người tốt và đâu là kẻ sở khanh“. Bà cho biết:
Khi hai người khác giới nhìn thẳng vào người mình yêu, những phần của não bộ liên kết với nhau tạo ra cảm giác hứng thú và thu hút lẫn nhau, hay còn gọi là chất dopamine – được thấy với nồng độ cao trong tuỷ thượng thận và trong não có thể hoạt động như chất dẫn truyền thần kinh. Ở phần não phải, chất dopamine tạo ra năng lượng mạnh, niềm phấn chấn, tập trưng và động cơ thúc đẩy.
Điều đó giải thích vì sao khi mới bước vào tình trường, bạn có thể thức suốt đêm, ngắm mặt trời mọc, chạy đường trường không biết mệt, dám làm những điều bình thường không dám làm… Chính tình yêu tạo thêm hưng phấn, làm bạn sáng suốt hơn, giúp bạn vượt qua những trở ngại để đạt được điều mơ ước.
Donatena Marazziu là giáo sư tâm thần học ở ĐH Pisa (Ý) và các đồng nghiệp đã đo nồng độ sero tonin trong máu (một hợp chất phân bố rộng trong các mô, đặc biệt trong nền cầu máu, thành ruột và hệ thần kinh, có vai trò hoạt động như chất dẫn truyền thần kinh) của 24 đối tượng đã yêu nhau được 6 tháng với những người bị rối loạn xung lực cưỡng bức (OCD) có mức serotonin không cân bằng. Kết quả so sánh cho thấy tình yêu và rối loạn xung lực cưỡng bức đều có mức tác động hoá học não bộ như nhau.
Tình yêu bắt đầu từ lỗ… mũi
Các chuyên gia phân tâm học hiện đại cho rằng chúng ta thường mong muốn gặp gỡ những người thật hấp dẫn và do đó khi chọn bạn đời, ta luôn chọn những người trông khoẻ khoắn. Khoẻ mạnh ở người phụ nữ có nghĩa là phải đạt 70% tỷ lệ eo và mông, còn ở nam giới phải có mức testosterone trong máu cao. Tỷ lệ vòng eo và mông đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản của phụ nữ và một hệ miễn dịch khoẻ ở nam giới để cho ra đời con cái khoẻ mạnh.
Có lẽ sự lựa chọn bạn đời phụ thuộc vào chiếc… mũi! Claus Wedekind ở ĐH Lausaune đã làm một thí nghiệm hấp dẫn với… áo pull!
Ông yêu cầu 49 phụ nữ thử ngửi những chiếc áo pull được những người đàn ông bí mật mặc trước đó, theo kiểu di truyền khác nhau nhằm tác động đến mùi cơ thể và hệ miễn nhiễm. Sau đó ông yêu cầu họ phân loại áo có mùi tốt nhất và có mùi ghê nhất. Kết quả: phụ nữ thích hương thơm từ chiếc áo được mặc bởi anh chàng có kiểu gien khác với mình.
Khi nghiên cứu khía cạnh sinh học của tình dục, đã phát hiện những cơ chế gắn bó khiến con người là một sinh vật mang tính xã hội cao và không thể sống đơn lẻ. Chính phân tử ocytocine tạo ra cảm giác sung sướng khi đạt cực khoái trong giao hợp cũng giúp gắn kết tình cảm mẹ con khi người mẹ cho con bú và là phân tử tạo ra sự chung thuỷ. Khi tiêm ocytocíne vào chuột thích “đa thê” thì chúng trở nên “chung thuỷ” thấy rõ!
-Nguồn: khampha.vn-