Bạn có sợ phải yêu? Suy nghĩ về tình yêu có khiến bạn sợ hãi? Thương tổn trong tình yêu có thể khiến bạn không còn cảm giác muốn yêu vì bạn sợ rằng bạn có thể bị tổn thương một lần nữa. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng “sợ yêu”, có nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để đối phó với nỗi sợ hãi của mình. Bạn cần phải xác định nguồn gốc gây nên sự sợ hãi của bạn, giải quyết suy nghĩ tiêu cực, và trình bày về mối lo ngại của bạn đối với bạn bè hoặc người yêu. Đôi khi, tình trạng sợ yêu trở nên quá nghiêm trọng đến mức bạn phải cần đến sự giúp đỡ của chuyên viên tư vấn để có thể vượt qua nó, nhưng trước tiên, bạn hãy cố gắng tự mình đối mặt với một vài nỗi sợ hãi của bản thân.
Hiểu rõ Nỗi sợ hãi
Suy nghĩ về lý do tại sao bạn lại sợ yêu. Bước đầu tiên để đối phó với vấn đề này đó chính là xác định nỗi sợ khiến bạn chùn bước. Có khá nhiều loại sợ hãi khiến một người nào đó không muốn yêu hoặc tham gia vào mối quan hệ tình cảm với người khác.
- Xem xét cảm xúc của bản thân và cố gắng tìm hiểu xem mối quan tâm hàng đầu của bạn là gì. Bạn sợ điều gì sẽ xảy ra khi bạn cho phép bản thân yêu và được yêu?
- Cố gắng viết về cảm xúc để khám phá về chúng một cách kỹ càng hơn. Viết về tình trạng sợ yêu có thể giúp bạn xác định gốc rễ của nó và viết lách sẽ giúp bạn xử lý một vài cảm xúc của bản thân.
Suy nghĩ về mối quan hệ tình cảm trong quá khứ của bạn.
Một cách để bạn có thể bắt đầu hiểu rõ nỗi sợ hãi của bản thân trong tình yêu đó chính là suy nghĩ lại về mối quan hệ của bạn trong quá khứ. Xem xét vấn đề đã từng phát sinh và cách mà bạn đã góp phần hình thành nên vấn đề.
- Bạn gặp khó khăn gì trong mối quan hệ tình cảm đó? Bạn tranh cãi về vấn đề gì với người yêu? Nếu bạn đã chia tay, nguyên nhân nào gây nên điều này? Bạn góp phần hình thành nên vấn đề trong mối quan hệ như thế nào? Suy nghĩ nào khiến bạn phản ứng theo cách như vậy?
Nhìn lại thời thơ ấu của chính mình.
Đôi khi, trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể góp phần tác động đến khả năng yêu và được yêu của chúng ta. Nếu khi còn nhỏ, bạn đã từng gặp phải nhiều trải nghiệm khó khăn, chúng có thể đeo bám bạn khi bạn bước vào mối quan hệ tình cảm lúc trưởng thành. Bạn nên cân nhắc về những việc đã xảy đến cho bạn hoặc xảy ra xung quanh bạn trong thời thơ ấu và cách mà chúng có thể ảnh hưởng đến đời sống trưởng thành của bạn.
- Khi bạn còn nhỏ, có phải thành viên trong gia đình bạn thường tranh cãi với nhau? Có phải bạn đã từng cảm giác như bạn bị từ chối hoặc không được cha mẹ yêu thương? Trải nghiệm này khiến bạn cảm thấy như thế nào?
- Khi bạn còn nhỏ, có phải thành viên trong gia đình bạn thường tranh cãi với nhau? Có phải bạn đã từng cảm giác như bạn bị từ chối hoặc không được cha mẹ yêu thương? Trải nghiệm này khiến bạn cảm thấy như thế nào?
Xem xét một vài tình trạng sợ yêu phổ biến.
Nhiều người thường cảm thấy sợ khi phải yêu và được yêu. Tình trạng sợ yêu thường bao gồm sợ bị tổn thương, sợ gây tổn thương cho người khác, và sợ phải cam kết. Cân nhắc mối lo ngại khác nhau và cố gắng xác định xem liệu cảm xúc của bạn phù hợp với các thể loại sợ hãi này.
- Sợ bị Tổn thương Nếu bạn đã từng bị tổn thương trong mối quan hệ tình cảm trong quá khứ, bạn chắc hẳn sẽ hiểu rõ về nỗi đau này và bạn có thể sẽ muốn bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương một lần nữa. Kết quả là, bạn sẽ cố gắng ngăn bản thân không được yêu đương để tránh phải trải nghiệm cảm xúc này.
- Sợ gây Tổn thương cho Người khác Có lẽ là bạn đã từng gây tổn thương cho người khác trong mối quan hệ trước đây và điều này khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Và kết quả là bạn muốn tránh bước vào mối quan hệ tình cảm khác để không thể làm đau người mà bạn quan tâm.
- Sợ phải Cam kết Có lẽ suy nghĩ về việc phải cam kết lâu dài với duy nhất một người trong suốt cuộc đời khiến bạn sợ hãi, vì vậy, bạn không muốn cho phép bản thân gắn bó với người khác.
- Sợ Mất đi Cá tính Nhiều người nghĩ rằng yêu đương có nghĩa là họ sẽ phải từ bỏ một vài phần trong cá tính của họ, và điều này có thể sẽ khá kinh hãi và khiến một vài người không muốn yêu.
Xác định xem liệu bạn có nghĩ rằng bạn xứng đáng được yêu.
Nhiều người gặp khó khăn trong quá trình yêu và được yêu bởi vì họ tin rằng họ không dễ thương hoặc không đáng để được yêu. Niềm tin này có thể được hình thành từ cảm giác bị bỏ rơi, bị từ chối trong thời thơ ấu hoặc các trải nghiệm khác khiến bạn cảm thấy không xứng đáng được yêu. Bạn nên cân nhắc xem liệu bạn có cảm thấy rằng bạn xứng đáng được yêu hay không.
Quyết định xem bạn có đang gặp phải khủng hoảng liên quan đến tình yêu trong cuộc sống hiện tại.
Một vài người sợ yêu bởi vì nó khiến họ cảm thấy hoảng sợ khi phải suy nghĩ đến cái chết. Yêu và được yêu có thể khiến cái chết trở nên đáng sợ hơn vì bây giờ, bạn đã có nhiều thứ mà bạn không muốn mất. Suy nghĩ tiêu cực, kinh hãi này thậm chí có thể khiến nhiều người trốn tránh tình yêu.
Đối phó với Sự sợ hãi
Thách thức suy nghĩ tiêu cực.
Ngoài mối quan hệ trước đây và trải nghiệm trong thời thơ ấu, suy nghĩ tiêu cực có thể ngăn bạn không muốn yêu và được yêu. Một vài người thường suy nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc về người yêu và điều này khiến cho mối quan hệ của họ phải gánh chịu hậu quả. Không nên cho phép suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến bạn mà không tiến hành giải quyết và sắp xếp chúng trước tiên. Hành động này sẽ giúp bạn thay đổi tư duy và tránh củng cố tình trạng sợ yêu của bạn. Trong tương lai, nếu bạn đang suy nghĩ tiêu cực, hãy biến nó thành điều tích cực.
- Ví dụ, nếu bạn lo lắng về việc bị từ chối, bạn có thể sẽ nghĩ rằng “Cô ấy hoàn toàn nằm ngoài tầm với của mình. Cô ấy sẽ “đá” mình”. Hoặc nếu bạn cảm thấy rằng bạn không xứng đáng được yêu thương, bạn sẽ nghĩ rằng “Mình xấu đến nỗi không ai muốn yêu mình, vì vậy, mình không nên cố gắng làm gì”.
- Suy nghĩ như thế này sẽ gây tổn hại đến lòng tự trọng và khả năng cảm nhận tình yêu của bạn. Nếu bạn đang phải đối phó với suy nghĩ tiêu cực, bạn cần phải tìm cách để xoa dịu và thay đổi chúng.
- Lần sau khi bạn suy nghĩ tiêu cực, hãy ngừng bản thân lại và thay đổi suy nghĩ của mình. Nếu bạn nghĩ rằng “Cô ấy nằm ngoài tầm với của mình. Cô ấy sẽ “đá” mình”, bạn nên biến nó thành một điều gì đó tích cực hơn chẳng hạn như “Cô ấy là một phụ nữ đẹp. Mình rất hào hứng muốn được biết liệu mối quan hệ của chúng mình sẽ đi đến đâu”.
Tìm cách phát triển suy nghĩ tích cực về tình yêu.
Bạn có thể sẽ nhận được lợi ích từ quá trình tự nói chuyện với chình mình một cách tích cực về tình yêu. Cố gắng sử dụng biện pháp tự khẳng định tích cực mỗi ngày để hình thành nhiều cảm xúc tích cực hơn về tình yêu. Biện pháp này có thể giúp bạn đối phó với cảm xúc tiêu cực có thể góp phần gây nên tình trạng sợ yêu của bạn. Bạn nên dành một vài phút mỗi ngày để ngắm nhìn bản thân trong gương và nói một điều tích cực nào đó về tình yêu. Bạn có thể nói về điều mà bạn tin tưởng hoặc muốn tin tưởng về tình yêu. Một vài ví dụ về câu nói mà bạn có thể sử dụng bao gồm:
- “Mình xứng đáng được yêu”.
- “Một ngày nào đó, mình sẽ có được một mối quan hệ tình cảm trọn vẹn”.
- “Tình yêu là một điều tuyệt vời”.
Cho phép bản thân trở nên yếu đuối.
Sự yếu đuối được định nghĩa như là rủi ro và cảm giác không chắc chắn đi kèm với sự phơi bày của cảm xúc. Nhiều người sợ yêu thường đặt bản thân vào thế phòng thủ trong mối quan hệ tình cảm. Nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ này, bạn cần phải hạ thấp mức độ phòng thủ của bản thân và cho phép bản thân yếu mềm trước người mà bạn yêu. Điều này nghe có vẻ khá đáng sợ, nhưng nó là bước quan trọng để bạn có thể trở nên thoải mái hơn với tình yêu. Hành động phòng thủ phổ biến bao gồm rút lui và thế giới ảo tưởng hoặc bộc lộ về bản thân theo cách ít lý tưởng hơn.
- Xác định hành động phòng thủ mà bạn sử dụng để ngăn bản thân trở nên yếu đuối. Chúng là gì? Làm thế nào để bạn có thể hạ thấp chúng và bắt đầu cho phép bản thân trở nên yếu mềm hơn?
- Trong mối quan hệ tiếp theo, hãy cố gắng suy nghĩ về tác động của một yếu tố nào đó trong tương lai hơn là hiện tại – sử dụng ký ức về niềm hạnh phúc trong quá khứ như là sự bảo đảm cho tương lai hoặc suy nghĩ lại về sự cam kết và lời hứa hẹn ban đầu mà cả hai đã dành cho nhau.
Bàn luận về nỗi sợ hãi của bạn với người bạn yêu hoặc với bạn bè mà bạn tin tưởng.
Trò chuyện với người khác về nỗi sợ hãi và cảm xúc của bản thân có thể giúp bạn đối phó với tình trạng sợ yêu. Nếu bạn đang trong một mối quan hệ tình cảm, bạn nên chia sẻ cảm xúc của mình với người yêu của bạn. Nói cho người ấy biết về cảm xúc của bạn có thể giúp bạn mở ra khả năng cho sự gần gũi nhiều hơn trong mối quan hệ của bạn. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn tiến hành trò chuyện với người bạn yêu khi cả hai đều đang bình tĩnh chứ không phải là khi cả hai đang trong một cuộc tranh cãi.
- Nếu bạn không đang trong một mối quan hệ tình cảm hoặc nếu bạn không sẵn sàng để trình bày với người yêu của bạn về cảm xúc của bản thân, bạn có thể trò chuyện với bạn bè mà bạn tin tưởng.
- Cố gắng bắt đầu bằng cách nói một điều gì đó chẳng hạn như “Tôi nghĩ rằng vấn đề mà tôi gặp phải trong mối quan hệ trong quá khứ/hiện tại là do nỗi sợ khi phải yêu của tôi. Tôi đang cố gắng để giải quyết cảm xúc của bản thân để vấn đề này không còn tiếp diễn. Bạn có sẵn sàng bàn luận về vấn đề này cùng tôi hay không?”.
Xem xét trò chuyện với chuyên viên tư vấn nếu vấn đề của bạn vẫn tiếp diễn.
Đôi khi, tình trạng sợ yêu quá nghiêm trọng đến nỗi bạn cần phải tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên viên tư vấn. Nếu tình trạng này vẫn còn xảy ra cho dù bạn đã nỗ lực để mọi việc có thể trở nên tốt đẹp hơn, bạn nên xem xét trò chuyện với chuyên viên tư vấn về chúng. Chuyên viên tư vấn có thể giúp bạn tìm hiểu gốc rễ của vấn đề và đối phó với chúng để bạn có thể sở hữu mối quan hệ tình cảm lành mạnh hơn trong tương lai.
Lời khuyên
-Hãy kiên trì và bền bỉ. Có thể sẽ phải tốn một khoảng thời gian để bạn đối phó với nỗi sợ yêu.
-Bạn nên tiếp tục cố gắng và tìm kiếm sự trợ giúp nếu bạn không đạt được sự tiến bộ mà bạn mong muốn.
-Tình yêu rất tuyệt vời. Bạn có thể sẽ bị tổn thương, nhưng bạn sẽ luôn có thể yêu một lần nữa .
-Nguồn: Wiki How-