Đây là một bản hướng dẫn cơ bản phù hợp với hầu hết các mối quan hệ, giúp cho tình cảm kéo dài mãi mãi.
Tình yêu không phải lúc nào cũng chỉ có mỗi ngọt ngào và hạnh phúc, thi thoảng giông bão kéo đến sẽ khiến tình yêu của bạn trưởng thành và bền…
Có bao nhiêu người trong chúng ta đã học cách xây dựng mối quan hệ yêu thương? Chúng ta học ở đâu? Ở nhà? Ở trường? Thực ra, có hẳn một nghệ thuật giúp xây dựng mối quan hệ và duy trì tình cảm. Đây là những yếu tố không thể thiếu trong một mối quan hệ lãng mạn, nhưng với một chút thay đổi, bạn có thể áp dụng chúng cho tình bạn, tình cảm gia đình và thậm chí là trong công việc.
Sự nghiệp quan trọng, nhưng đời sống tình cảm cũng quan trọng không kém. Nếu học được cách cân bằng, các bạn sẽ không những đạt được thành tích…
Nội dung bài viết [Hiển thị]
- 1. TẠO RA MỘT MÔI TRƯỜNG AN TOÀN, NƠI BẠN CÓ THỂ TIN TƯỞNG VÀ CHIA SẺ CÔNG KHAI MÀ KHÔNG SỢ HÃI
- 2. TÁCH CÁC SỰ KIỆN RA KHỎI CẢM XÚC
- 3. KẾT NỐI VỚI CÁC PHẦN KHÁC NHAU CỦA CHÍNH MÌNH
- 4. PHÁT TRIỂN TÂM TỪ BI
- 5. TẠO RA MỘT “CHÚNG TA” CÓ THỂ CHỨA HAI “TÔI”
- 6. ĐỪNG MONG ĐỐI PHƯƠNG SẼ CHỮA LÀNH CHO MÌNH
- 7. CHẤP NHẬN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI NGƯỜI
- 8. ĐẶT CÂU HỎI
1. TẠO RA MỘT MÔI TRƯỜNG AN TOÀN, NƠI BẠN CÓ THỂ TIN TƯỞNG VÀ CHIA SẺ CÔNG KHAI MÀ KHÔNG SỢ HÃI
Đừng ngắt lời người khác hay la hét, ngay cả khi bạn cần đặt bàn tay lên miệng để ngăn chặn chính mình. Học cách tranh luận công bằng. Không gọi tên. Đừng đe dọa. Xin lỗi khi bạn biết bạn nên. Nếu bạn quá tức giận để thực sự lắng nghe, hãy dừng lại! Đi vào một căn phòng khác, lấy không gian cho chính mình, hít thở, và bình tĩnh lại. Hãy nhớ rằng: đối phương không phải là kẻ thù.
2. TÁCH CÁC SỰ KIỆN RA KHỎI CẢM XÚC
Điều gì được kích hoạt trong bạn khi xảy ra xung đột? Hãy tự hỏi mình: Có gì đó từ quá khứ đang ảnh hưởng đến cách tôi nhìn tình hình bây giờ không? Một khi bạn có thể phân biệt các sự kiện ra khỏi cảm xúc, bạn sẽ thấy vấn đề của mình rõ ràng hơn và có thể tìm ra cách giải quyết xung đột.
3. KẾT NỐI VỚI CÁC PHẦN KHÁC NHAU CỦA CHÍNH MÌNH
Mỗi người trong chúng ta không phải là một nhạc cụ độc tấu. Chúng ta giống như dàn hợp xướng hay dàn nhạc với nhiều giọng ca. Bạn nghĩ gì? Trái tim của bạn nói gì? Cơ thể bạn nói gì? Tiếng lòng của bạn nói gì? Ví dụ: Tâm trí của tôi đang nói “chắc chắn phải rời xa anh ấy”, nhưng trái tim tôi nói “Tôi thực sự yêu anh ấy”. Hãy để những tiếng nói khác nhau hoặc những phần của bạn cùng tồn tại và nói chuyện với nhau. Bằng cách này, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời xuất phát từ toàn bộ con người bạn.
4. PHÁT TRIỂN TÂM TỪ BI
Hãy thực hành quan sát chính bạn và đối phương mà không cần phán đoán. Một phần trong bạn đã quen với việc đánh giá, nhưng bạn không cần bị nó chi phối. Ngược lại với đánh giá là từ bi. Khi bạn từ bi, bạn đang cởi mở, kết nối, và sẵn sàng hơn để trò chuyện trân trọng với người bạn đời của mình. Khi bạn ngày càng học cách nhìn từ bi, bạn sẽ có nhiều quyền hơn để chọn cách phản hồi tích cực thay vì chỉ phản ứng theo phản xạ.
5. TẠO RA MỘT “CHÚNG TA” CÓ THỂ CHỨA HAI “TÔI”
Đây là nền tảng cho một mối quan hệ đang phát triển, cùng hỗ trợ, dù tách rời nhưng vẫn kết nối. Trong các mối quan hệ gắn bó, mỗi người cần hy sinh một phần của mình, thỏa hiệp để hướng đến cái chung. Khi bạn tách biệt và kết nối, mỗi cá nhân “tôi” góp phần tạo ra một “chúng ta” mạnh hơn.
6. ĐỪNG MONG ĐỐI PHƯƠNG SẼ CHỮA LÀNH CHO MÌNH
Đừng mong đối phương sẽ lấp đầy lỗ hổng cảm xúc của bạn. Cuối cùng, mỗi người chúng ta chỉ có thể tự chữa lành cho mình. Tuy nhiên, đối tác của bạn có thể hỗ trợ khi bạn làm việc với chính mình và ngược lại. Trong thực tế, sống trong một mối quan hệ yêu thương, nghĩa là nó đang tự chữa lành.
7. CHẤP NHẬN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI NGƯỜI
Sự khác biệt giữa bạn và người bạn đời không phải là điều xấu. Bạn không cần mối quan hệ với người có thể chia sẻ tất cả sở thích và thói quen của bạn. Đôi khi, chúng ta sợ rằng những khác biệt này là không tương thích, nhưng trên thực tế, chúng lại là những thứ khiến cho mối quan hệ trở nên thú vị hơn.
8. ĐẶT CÂU HỎI
Thông thường, chúng ta tạo nên những câu chuyện của riêng mình hoặc tự suy diễn về hành vi của đối phương. Ví dụ: “Cô ấy không muốn âu yếm, cô ấy không thực sự yêu tôi nữa”. Chúng ta sẽ không bao giờ mắc sai lầm khi đưa ra câu hỏi và lắng nghe câu trả lời bằng toàn bộ tâm trí và cơ thể. Quan trọng không kém là lắng nghe những điều không được nói ra – sự thật và cảm xúc mà bạn cảm nhận được từ đối phương.
-Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE-