Quà tặng Người yêu

Header
collapse
...
Trang chủ / Tâm lý học tình yêu / “Báo động đỏ” cho tình yêu của bạn

“Báo động đỏ” cho tình yêu của bạn

2018-10-21  Thu Thảo

 

Khi nói chuyện về những vấn đề giữa hai bạn, dường như hai bạn luôn tìm cách chỉ ra những lỗi lầm sai sót của nhau.

 

Khi mối quan hệ giữa bạn và người ấy đang tiến triển hết sức tốt đẹp, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được điều đó. Các bạn thấy hạnh phúc khi được ở gần nhau, cổ vũ động viên nhau cùng vượt qua mọi hoàn cảnh, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Và luôn nghĩ về nhau với những điều tốt đẹp nhất ngay cả khi hai bạn không ở bên nhau.

Tuy nhiên cũng như thế, nếu mối quan hệ giữa hai bạn không được như bạn mong đợi, thì bạn cũng không mấy khó khăn để nhận ra điều đó. Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ của hai bạn xuất hiện 8 dấu hiệu dưới đây thì hãy cẩn thận nhé, mối quan hệ đó đang rơi vào tình trạng “báo động đỏ” rồi đấy!

1. Chàng tỏ ra bối rối khi được hỏi về mối quan hệ của hai bạn

Khi yêu nhau thì đó là một đòi hỏi rất công bằng để làm rõ là mối quan hệ giữa hai bạn hiện tại đang ở giai đoạn nào. Tất nhiên, bạn không hề muốn tạo áp lực lên người khác một chút nào, nhưng không có gì là sai cả nếu bạn đang cố gắng tìm mọi cách để biết tình trạng mối quan hệ giữa hai bạn bây giờ ra sao.

Nếu người ấy của bạn có những hành động bất thường và luôn ở thế bị động bất cứ khi nào bạn mở đầu một chủ đề gì, thì có lẽ anh ấy không mấy hào hứng với chủ đề đó như bạn đâu. Mối quan hệ của hai bạn ra sao thật sự không phải là vấn đề cần thiết nếu như hai bạn mới hẹn hò một thời gian ngắn.

Tuy nhiên nếu hai bạn đã tìm hiểu nhau trong một thời gian dài rồi, mà người ấy của bạn thậm chí không muốn nói tới tình trạng của mối quan hệ của hai người, thì đó là một minh chứng cho việc mối quan hệ đó đang ở tình trạng “báo động”.

2. Một trong hai bạn muốn là trung tâm trong mối quan hệ này

Nếu nói một cách lý tưởng thì một mối quan hệ được vun đắp bởi hai cá nhân, mà mỗi cá nhân đều cố gắng bản thân mình để đạt được ở một mức độ cân bằng. Một mặt, họ luôn muốn chắc chắn rằng những nhu cầu tối  thiểu của cá nhân mình sẽ được đáp ứng. Mặt khác, họ muốn hy sinh cho người ấy của mình và tìm cách thỏa hiệp, ngay cả khi việc đó trái ngược với khát khao của riêng họ.

Nếu người ấy của bạn đang đòi hỏi quá nhiều sự quan tâm từ phía bạn, luôn mong muốn có bạn ở bên cạnh, nằng nặc bắt bạn phải hành động theo cách thức của người đó ngay cả khi bạn không đồng quan điểm. Hãy nhìn lại mà xem, mối quan hệ của bạn đang có vấn đề rồi đấy. Cả hai bạn có thể sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài và vất vả để xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ này.

3. Luôn chú ý đến những sai sót, khuyết điểm của nhau

Khi nói chuyện về những vấn đề giữa hai bạn, dường như hai bạn luôn tìm cách chỉ ra những lỗi lầm sai sót của nhau. Nếu như thế, có lẽ mối quan hệ của hai bạn có thể đang gặp một số trục trặc rồi đó. Điều này không phải đưa ra để nói rằng bạn không nên nêu ra những trở ngại trong mối quan hệ của hai bạn. Thậm chí ngay cả những mối quan hệ tốt đẹp nhất hạnh phúc nhất đôi khi cũng phải đối mặt với những “xung đột” và “chiến tranh” giữa hai người.

Và tất nhiên rồi, cả hai bạn nên cố gắng giải quyết bất kì vấn đề khó khăn nào mà cả hai cùng phải trải qua. Tuy nhiên, nếu đó là tất cả những gì hai bạn làm trong thời gian hai người ở bên cạnh nhau, thì có vẻ có điều gì đó không phù hợp giữa hai bạn rồi.

4. Những “xung đột” dần tạo ra hố sâu ngăn cách giữa hai bạn

Một lần nữa, chúng ta đều phải thừa nhận một điều rằng việc tranh luận giữa hai người không có gì là sai cả. Hầu hết các đôi đều đã quá quen với chuyện này. Và nếu như “xung đột” được giải quyết dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, thật ra mà nói thì điều này rất có lợi, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa hai bạn ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy tất cả những gì mà bạn và người ấy làm chỉ là tranh luận, trang luận và tranh luận, thì đó lại là cả một vấn đề. Một mối quan hệ tốt đẹp, hạnh phúc phải luôn đầy ắp những tiếng cười, tràn ngập sự biết ơn, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, động viên khuyến khích và tôn trọng lẫn nhau. Nếu những xung đột giữa hai bạn đang cản trở những yếu tố trên và chỉ mang lại cho bạn những cuộc tranh cãi dài bất tận không ngừng thì có lẽ rất khó để xây dựng một mối quan hệ có ý nghĩa và đầy tinh thần trách nhiệm giữa hai bạn.

5. Một trong hai bạn luôn phải chịu đựng sự ghen tuông của đối phương

Bất cứ mối quan hệ nào muốn tồn tại được đều phải xây dựng trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Cả hai người đều cần phải biết rằng ngay cả khi không ở cạnh nhau thì họ cũng không phải lo lắng về bất kì điều gì của đối phương, bởi họ luôn phải có lòng tin vào một nửa của mình.

Nếu bạn cảm thấy bản thân mình luôn băn khoăn không biết liệu người ấy của mình có thành thật hay không, thì đó sẽ là một hàng rào khá cao ngăn cách giữa hai bạn đấy. Tương tự như vậy, nếu người ấy của bạn cũng không tin tưởng vào bạn thì đó cũng là một tín hiệu khác chứng tỏ mối quan hệ của hai bạn đã có những vết rạn nứt dù là nhỏ nhất.

6. Một trong hai bạn cảm thấy ngày càng dành ít thời gian cho nhau

Tất nhiên rồi, sẽ có những lúc mà bạn phải dành thời gian làm thêm những công việc ở cơ quan, hay dành thời gian bên cạnh những người bạn khác, hay những người thân trong gia đình. Tuy nhiên nếu người ấy của bạn lại dành quá nhiều thời gian cho cho bạn bè của anh ấy/cô ấy, hoặc sử dụng quá mức cần thiết vốn thời gian vào công việc, thì đó là một tín hiệu cảnh báo. Khi tất cả những việc đó liên tục cuốn người ấy của bạn vào, thì đó là một cơ hội tốt để cho những việc đó đối với người ấy trở nên quan trọng hơn cả bạn.

7. Một trong hai người không nhận được sự ủng hộ, động viên từ phía kia

Luôn xuất hiện những lời chỉ trích, phê bình thường xuyên giữa hai bạn là một trong những tín hiệu quan trọng chứng tỏ mối quan hệ của hai bạn đang gặp vấn đề. Bạn thấy mình bị kiệt sức, mệt mỏi khi phải thường xuyên nghe người ấy nói lại rẳng nào là bạn phải ăn mặc theo một style khác đi, nào là hãy tránh lặp lại những câu chuyện đã quá quen thuộc trong những cuộc nói chuyện với bạn bè.

Những lời nhận xét phê bình liên miên đó luôn tạo cho người nghe sự bực tức và một cảm giác bất an – và cả sự bực tức, hay những điều bất an đó đều ngăn cản không cho mối quan hệ của hai bạn tiến triển tốt đẹp. Nếu hai bạn chỉ có thường xuyên chì chiết những khuyết điểm của nhau mà bỏ qua đi không kể tới những ưu điểm đều có trong mỗi người thì mối quan hệ của hai bạn thật khó mà có thể tiếp tục.

8. Những nhu cầu về mặt tình cảm của bạn không được đáp ứng

Trong số chúng ta ắt hẳn ai cũng mong ước sẽ nhận được sự quan tâm chăm sóc của những người mà mình thương yêu nhất. Và đó là những nhu cầu thực tế, luôn có thật của con người. Hay nói theo cách khác, mỗi cá nhân chúng ta không thể tồn tại, và không thể thành công nếu như những nhu cầu đó không được đáp ứng. Vì thể nếu một trong hai bạn cảm thấy những nhu cầu về mặt tình cảm của mình về phía người kia không được đáp ứng thì đó chắc hẳn là một tín hiệu rõ nét cho tan vỡ trong mối quan hệ của hai bạn.

Nếu bạn thấy trong mối quan hệ hiện tại của mình chỉ có xuất hiện 2 hay 3 dấu hiệu như trên, thì hãy yên tâm, không có gì phải lo lắng cả bạn nhé! Bạn nên tiếp tục khám phá mối quan hệ của hai người và thử xem liệu bạn có thể làm cho mối quan hệ đó được bền vững lâu dài hay không? Nhưng cũng cần phải nhớ rằng, một mối quan hệ giữa hai người có tuyệt vời, có hạnh phúc đến đâu đi chăng nữa thĩ cũng sẽ có lúc nổ ra “chiến tranh”, đó là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, nếu như bạn đọc qua 8 dấu hiệu liệt kê trên đây, và thấy trong mối quan hệ của mình và người ấy đang xuất hiện những dấu hiệu như thế, thì có lẽ đã tới lúc bạn nên thận trọng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi liệu đó có phải là mối quan hệ mà bạn muốn thực sự dành phần lớn thời gian, tâm trí và trái tim vào đó hay không.

-Nguồn: TLHTY-

“Báo động đỏ” cho tình yêu của bạn


2018-10-21  Thu Thảo