Quà tặng Người yêu

Header
collapse
...
Trang chủ / Tâm lý học tình yêu / Đừng để mình phải đóng vai phụ chỉ vì “yêu không dám nói”

Đừng để mình phải đóng vai phụ chỉ vì “yêu không dám nói”

2018-10-21  Thu Thảo

Đừng nghĩ rằng, việc bạn cam tâm đóng “vai phụ” đi bên cạnh ai đó là điều tốt đẹp. Vì bạn đang tự tước đi cơ hội được đóng “vai chính”. Việc không có niềm tin vào bản thân là một “rào cản” tước luôn cơ hội để người kia biết họ được yêu quý ra sao. Ngoài ra, còn vô số những lý do khiến các bạn trẻ khi yêu nhưng lại ngại không dám thổ lộ. Cùng điểm danh 8 “rào cản” của top người “yêu không dám nói“.

Quá nhiều nỗi sợ: Sợ bị từ chối, sợ làm tổn thương chính mình, sợ làm ảnh hưởng đến người khác… là những nguyên nhân khiến bạn luôn cố gắng kìm nén tình cảm.Khi tình cảm không được nói ra, đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy nuối tiếc vì sự hèn nhát của mình.

 

 Để không phải nếm trải cảm xúc này, hãy đối mặt với nỗi sợ của chính mình để vượt qua nó. Bạn nên đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao mình lại sợ khi phải thổ lộ tình cảm nhỉ? Đó là điều chính đáng mà”, “Mình đang sợ cái gì nào?”.Nếu bạn không có câu trả lời thuyết phục, hãy để trái tim bạn có cơ hội lên tiếng. Ngại bị từ chối Trên facebook, một bạn có nick name John Taylor tâm sự: “ Khi còn học phổ thông, tôi để ý một bạn gái cùng trường suốt nhiều năm liền.Cô ấy xinh xắn, giỏi giang, và điều đó khiến tôi rất ngại mỗi khi có dịp tiếp xúc. Vài năm sau, tôi lấy hết can đảm bày tỏ lòng mình với cô ấy. Và thật bất ngờ, cô ấy thổ lộ rằng cô ấy cũng đã mến tôi từ lâu. Hóa ra, tôi đã bỏ phí hai năm dài chỉ vì nỗi sợ trẻ con của mình”.  Đừng vì sự ngại ngùng mà đánh mất cơ hội quý giá trong cuộc đời.

Các bác sĩ tâm lý đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa khiến nhiều người ít hoặc chẳng bao giờ dám một lần nói tiếng yêu thương hoặc lời xin lỗi là do tâm lý sợ bị từ chối. Ban đầu, giấu kín cảm xúc khiến chúng ta cảm thấy thoải mái vì không phải động não, không phải cố gắng, không phải thay đổi. Tuy nhiên, đến khi tĩnh tâm nhìn lại, ta sẽ nhận ra mình đã đánh mất hoặc bỏ qua những cơ hội quý giá để bày tỏ tình cảm với những người yêu thương.

 Tuy nhiên, không ít người cho rằng điều đó không đủ khiến người khác thấy được được tình cảm chân thành. Dần dần, mỗi cá nhân sẽ hình thành lối sống thờ ơ, vô cảm.Chia sẻ việc nhà cũng là một cách để con cái thể hiện sự quan tâm với cha mẹ. Giải đáp những băn khoăn trên, PGS. TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho biết: “Thật ra chúng ta đang quan trọng hóa vấn đề và tự làm khó mình. Để thể hiện tình cảm, chỉ cần mỗi người chịu khó quan sát, chia sẻ những điều nhỏ nhặt cùng người thân. Những hành động nhỏ như sạc điện thoại cho ba, nấu món ăn mẹ yêu thích, gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe ông bà… đều hết sức chân thành và ý nghĩa”.

 Sau đây chúng ta hãy chỉ ra 4 điểm đặc trưng của người “yêu không dám nói”

Với nhiều người, bày tỏ tình cảm là việc khó không tưởng bởi họ chưa có niềm tin vào bản thân.

 

1. Quá nhiều nỗi sợ

Sợ bị từ chối, sợ làm tổn thương chính mình, sợ làm ảnh hưởng đến người khác… là những nguyên nhân khiến bạn luôn cố gắng kìm nén tình cảm. Khi tình cảm không được nói ra, đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy nuối tiếc vì sự hèn nhát của mình. Để không phải nếm trải cảm xúc này, hãy đối mặt với nỗi sợ của chính mình để vượt qua nó. Bạn nên đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao mình lại sợ khi phải thổ lộ tình cảm nhỉ? Đó là điều chính đáng mà”, “Mình đang sợ cái gì nào?”. Nếu bạn không có câu trả lời thuyết phục, hãy để trái tim bạn có cơ hội lên tiếng.

2. Không có niềm tin vào bản thân
Đừng nghĩ rằng, việc bạn cam tâm đóng “vai phụ” đi bên cạnh ai đó là điều tốt đẹp. Vì bạn đang tự tước đi cơ hội được đóng “vai chính” và tước luôn cơ hội để người kia biết họ được yêu quý ra sao. Điều duy nhất bạn nên làm là phải có niềm tin vào bản thân để dũng cảm bày tỏ với đối phương và sẵn sàng đối mặt với câu trả lời, dù nó có thể không như bạn mong muốn.

3. Không có thói quen bày tỏ tình cảm

Với nhiều người, thật khó để thốt lên tiếng yêu với ai đó, đặc biệt là cha mẹ vì họ vốn không có thói quen bày tỏ tình cảm. Cha mẹ già nhanh hơn bạn tưởng, vì thế, hãy nói rằng: “Con yêu cha mẹ thật nhiều” khi còn có thể, để không bao giờ phải hối tiếc sau này.

Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn để nói điều đó, trong ngày sinh nhật của các đấng sinh thành hoặc một ngày chẳng nhân dịp gì, cùng với quà tặng, hãy gửi kèm một tấm thiệp với những lời lẽ yêu thương mà bạn giấu kín trong lòng bấy lâu nay.

4. Không dám đối mặt với thất bại

Bạn đang yêu đơn phương một ai đó? Dù không nói ra nhưng bạn biết rõ câu trả lời của đối phương nếu bạn thổ lộ tình cảm? Nếu đã biết trước câu trả lời thì bạn còn lý do gì để không dám đối mặt. Chỉ cần một câu nói thôi sẽ giúp bạn giải phóng được cảm xúc của mình, để có thể tiến lên một mối quan hệ mới, hoặc rẽ sang hướng khác tìm một nửa hoàn hảo cho mình. Trên thực tế, “rào cản tâm lý” mang tên “không dám đối mặt với thất bại” thường do chính bạn dựng lên. Và không ai khác, ngoài chính bạn mới phá bỏ được nó.

-Nguồn: Báo Mới-

Đừng để mình phải đóng vai phụ chỉ vì “yêu không dám nói”


2018-10-21  Thu Thảo